#Cách làm mật mía tại nhà chi tiết các bước nhất

Cách làm mật mía tại nhà

Mật mía không chỉ là một loại nước chấm mà nó còn là nguyên liệu chính giúp tạo nên hương vị độc đáo riêng của từng món ăn. Ngay sau đây Sài Gòn Phú Thịnh sẽ mang đến cho bạn cách làm mật mía ngon đúng cách đơn giản tại nhà, để đảm bảo an toàn vệ sinh nhé!

Cách làm mật mía tại nhà
Cách làm mật mía tại nhà

Mật mía là gì?

Mật mía là một loại chất lỏng được sản xuất từ nước mía sau khi trải qua quá trình chưng cất kéo dài từ 10 – 12 tiếng. Quá trình này còn được gọi là kéo tre hoặc kéo mật. Sau khi chưng cất, chúng ta sẽ thu được mật mía ở trạng thái tương tự như mật ong, siro. Khác với vị ngọt của đường tinh luyện, mật mía có vị ngọt thanh, dịu, thơm và màu sáng vàng óng ánh rất đẹp.

Tại Việt Nam, sản xuất mật mía được xem là một trong những ngành nghề truyền thống ở nhiều vùng nông thôn. Nhất là ở các khu vực trung du phía Bắc cho đến các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Tùy vào thời gian chưng cất và cách làm mật mía của mỗi người mà độ sánh quện và vị ngọt của mật mía cũng sẽ bị thay đổi theo.

Cách làm mật mía tại nhà
Cách làm mật mía tại nhà

Cách làm mật mía đơn giản tại nhà

Cách làm mật mía tại nhà cũng vô cùng đơn giản, giúp bạn chủ động có thêm nguyên liệu sử dụng khi thưởng thức các món ăn tráng miệng khác nhau. Sau đây là các bước nấu mật mía:

Bước 1: Lọc sạch lại nước mía

Mía sau khi được ép và lấy ra từ máy ép nước mía thì đã được lọc kỹ tương đối. Tuy nhiên, nếu bạn muốn sạch và đảm bảo an toàn hơn thì có thể lọc lại một lần nữa bằng vải sạch.

Bước 2: Nấu mật mía

Sau khi nước mía đã được lọc và loại bỏ sạch các cặn bã, bạn hãy cho nước mía vào nồi nấu và đun với lửa to cho đến khi nước sôi lên rồi vặn cho lửa nhỏ lại. Trong quá trình nấu bạn cần thường xuyên dùng muôi để vớt lớp bọt nổi lên ra khỏi nồi nước mía.

Tiếp tục, bạn dùng muôi hoặc đũa để đảo nước mía đều tay cho đến khi chất lỏng cô đặc lại thành màu vàng nâu là được. Đây là bước thực hiện vô cùng quan trọng và chỉ nên để lửa nhỏ. Vì lửa lớn sẽ dễ làm cháy khét mật và ảnh hưởng đến chất lượng của mật. Để tăng thêm vị thanh ngọt, bạn có thể cho thêm một vài lát gừng vào nồi khi nấu.

Bước 3: Bảo quản mật mía

Mật mía sau khi nấu xong, để nguội rồi cho vào lọ để bảo quản. Bạn nên dùng vật đựng có chất liệu bằng thủy tinh để mùi vị của mật mía không bị mất đi và được giữ mùi lâu hơn.

Cách bảo quản cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần để mật mía ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào là có thể dùng đến 3 tháng hoặc hơn.

Cách làm mật mía tại nhà
Cách làm mật mía tại nhà

Mật mía mang đến những lợi ích nào cho sức khỏe?

Từ lâu, nhiều gia đình ở Việt Nam thường lựa chọn mật mía trở thành nguyên liệu thay thế cho đường hay các chất tạo ngọt khác. Mật mía không chỉ giúp cho món ăn thêm đậm vị, thơm ngon, mà nó còn mang đến nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe có thể bạn chưa biết.

Theo đông y, mật mía có vị ngọt tính mát, nên có tác dụng thanh nhiệt tốt, sinh tân dịch, nhuận táo và giáng khí. Do đó, có thể dùng mật mía trong các trường hợp bị ho khan ít đờm hoặc khi ra máu, bị nôn nhiều lần, miệng khô khát. Đặc biệt là có thể dùng trong trường hợp bị ngộ độc do rượu. Do đó, nếu bạn biết cách làm mật mía tại nhà thì có thể dễ dàng chủ động trong việc thực hiện một số phương pháp trị bệnh hiệu quả cho thành viên trong gia đình.

Ngoài ra, cũng có nhiều chứng minh cho thấy, trong mía có chứa nhiều loại đường có khả năng gây ức chế các khối u ác tính. Dù vậy bạn cũng không nên lạm dụng quá nhiều để tránh những tác dụng phụ không mong muốn

Cách làm mật mía tại nhà
Cách làm mật mía tại nhà

Mật mía ăn được với những món ăn nào?

Từ lâu, mật mía đã trở thành nguyên liệu không thể thiếu trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt. Cụ thể như có thể làm nước chấm hoặc nấu chung với thực phẩm đều được.

Mật mía dùng để làm gia vị nấu ăn

So với đường thông thường, mật ong hay siro thì mật mía chỉ có độ ngọt khoảng ⅔. Bên cạnh đó, đây là nguyên liệu từ thiên nhiên, an toàn và lành tính nên được nhiều người ứng dụng và cho vào các bữa ăn hàng ngày.

Bạn có thể dễ dàng bắt gặp mật mía xuất hiện trong các công thức làm bánh, gia vị ướp thịt, cá, sườn nướng, kẹo, bò kho, nấu chè…..

Mật mía dùng để làm nước chấm

Bên cạnh trở thành gia vị trong các món ăn, mật mía còn được dùng làm các công thức nước chấm “thần thánh”. Thông thường người ta sẽ ăn kèm mật mía với bánh gio (bánh ú tro) để làm tăng hương vị

Trên đây là thông tin chia sẻ về cách làm mật mía đơn giản tại nhà mà các bạn có thể tham khảo và áp dụng. Qua đó, có thể thấy cách nấu mật mía cũng không quá phức tạp, nếu có thời gian bạn nên thực hiện để có thể chủ động trong việc sử dụng và đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả gia đình mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0978.378.482
Tư vấn miễn phí