Cây mía chứa hàm lượng đường lớn cùng các dưỡng chất khác có lợi cho sức khỏe con người nếu dùng hợp lý. Mía còn được sử dụng để làm đường, làm mật mía,… Cây mía có hoa không? Cây mía có hạt không? Cây mía có quả không là những thắc mắc của nhiều bạn đọc. Xin mời bạn đọc theo dõi nội dung dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.
Cây mía có hoa không, có quả & hạt không?
Cây mía có hoa không?
Thực tế khá ít người nhìn thấy hoa của cây mía, tuy nhiên cây mía cũng có hoa. Hoa mía có hình dáng tựa như chiếc quạt xoè, mọc từng chùm dài bắt mắt. Hoa mọc thành chùm dài từ điểm sinh trưởng của thân cây. Đây chính là câu trả lời cho câu hỏi cây mía có hoa không?
Mỗi hoa mía có hình chiếc quạt mở bao gồm nhị đực và nhụy cái với khả năng tự thụ cao. Cây mía có loại ra hoa nhiều, loại ra hoa ít hoặc không ra hoa. Khi ra hoa cây mía sẽ bị rỗng ruột gây giảm năng suất và giảm hàm lượng đường gây ảnh hưởng đến doanh thu.
Cây mía có quả không – Cây mía có hạt không?
Cây mía không có quả nhưng cây mía lại có hạt, hạt mía được thụ tinh từ bầu nhụy cái và chứa phôi bên trong. Hạt mía trông giống như một chiếc váy nhỏ, hình thoi nhẵn, dài khoảng 1-1,2mm. Trong hạt mía có phôi và có thể nảy mầm thành cây mía con. Cây mía từ khi nảy mầm đến thời gian thu hoạch sẽ kéo dài trong khoảng 8-10 tháng tuỳ điều kiện thời tiết.
Thân mía, rễ mía, lá mía có đặc điểm gì?
Ở cây mía, thân mía là đối tượng thu hoạch, là nơi dự trữ đường để chế biến đường ăn. Thân cây mía cao khoảng 2 – 3 m, hoặc cao 4 – 5m tùy theo từng loại giống. Thân mía được nhiều đốt hợp lại tạo thành. Chiều dài mỗi đốt mía từ 15 – 20cm, trên mỗi đốt sẽ có mắt mía, đai sinh trưởng, đai rễ, sẹo lá…Thân mía màu vàng, đỏ hồng hoặc đỏ tím với hình dạng như hình trụ, hình trống, hình ống chỉ…
Rễ mía có 2 loại rễ là rễ sơ sinh và rễ thứ sinh. Rễ sơ sinh mọc ra từ đai rễ của hom trồng, giúp mầm mía mọc và sinh trưởng trong giai đoạn đầu. Khi mầm mía phát triển thành cây con, rễ sơ sinh teo dần và chết, cây mía sống nhờ vào rễ thứ sinh.
Rễ thứ sinh bám vào đất để giữ cho cây mía không bị đổ ngã, nuôi cây mía trong suốt chu kỳ sinh trưởng. Rễ mía thuộc loại rễ chùm, tập trung ở tầng đất mặt 30-40cm, rộng 40-60 cm.
Cây mía có bộ lá phát triển mạnh, giúp cây tổng hợp một lượng đường rất lớn. Lá mía bao gồm phiến lá và bẹ lá. Phiến lá dài từ 1,0-1,5m có một gân chính tương đối lớn, phiến có màu xanh thẫm, nhiều lông nhỏ và cứng.
Phân loại cây mía
Mía được trồng rất phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Cây mía được chia làm nhiều loại với các điểm nổi bật riêng như sau:
- Cây mía đỏ có nguồn gốc từ Ấn Độ, được gọi là cam giá, mía lau đỏ, cây mía lau tím,… Mía đỏ có hương vị ngọt đậm, có tác dụng lợi tiểu, giải khát.
- Cây mía trắng chuyên được sử dụng để ép thành nước uống. Uống nước mía trắng mang lại cho bạn nhiều dưỡng chất, giúp giải khát và bổ sung năng lượng cho ngày dài hoạt động.
- Cây mía đường được trồng để làm nguyên liệu công nghệ sản xuất đường, bánh kẹo, rượu,…
- Cây mía bách giải có thân cao từ 2 đến 4m, màu đen tím. Mía bách giải có vị ngọt vừa, có độ giòn cao nên được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất đường.
- Cây mía dò còn gọi là mía cát lồi, mía thuốc, cây mía voi,… Thân mía dò thuộc thân thảo, chiều cao chỉ từ 40 đến 80 cm. Mía dò được dùng để chữa các bệnh sốt, sỏi thận, đau lưng,…
- Cây mía lùi thường được mua để dựng ở hai bên bàn thờ vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Phong tục này vẫn được duy trì ở nhiều nơi tại Việt Nam.
Cây mía có hoa không đã được chúng tôi giải đáp chi tiết ở nội dung trên. Việc trồng và sử dụng cây mía khá phổ biến hiện nay tại Việt Nam. Nếu bạn muốn tìm kiếm các sản phẩm máy móc xay mía hãy liên hệ Sài Gòn Phú Thịnh theo hotline 0978 827 289 để được tư vấn.